Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Những ngành dễ kiếm việc nhưng bị “quên”



Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học (ĐH) hiện nay, có nhiều ngành học ít được thí sinh quan tâm. Các trường ĐH đã cố gắng đi tìm nguyên nhân nhưng mọi lý giải đều chỉ là phỏng đoán. Thực tế, vì ít người dự thi nên thi vào những ngành này rất dễ đậu và ra trường cũng dễ tìm được việc làm. 
Kỹ thuật in: không phải là "phô tô"!
ThS Nguyễn Anh Đức - Trưởng phòng Công tác HS-SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đưa ra hàng loạt kết quả khảo sát về tình hình việc làm sau tốt nghiệp của SV do trường đào tạo, qua đó cho thấy: những ngành học “ế đầu vào” đang có cơ hội việc làm rất lớn. Theo kết quả khảo sát từ tháng 7/2008 đến tháng 8/2010, tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm dao động và tăng dần từ 71,18% đến 81,28%. Riêng đợt khảo sát vào đầu năm 2009 cho biết, SV tốt nghiệp có việc làm của ngành kỹ thuật in lên đến 89% và ngành kỹ thuật nhiệt - điện lạnh là 82%. Mức lương của kỹ sư mới ra trường đã đạt 4-5 triệu đồng/tháng. Thế nhưng đầu vào của hai ngành này rất “bèo bọt”, thậm chí số đăng ký dự thi thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn thấp (kỹ thuật in: 14 điểm, kỹ thuật nhiệt - điện lạnh: 13 điểm).
Theo ThS Nguyễn Long Giang - Phó trưởng khoa Kỹ thuật in và truyền thông trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, khả năng đào tạo của khoa là từ 160-200 chỉ tiêu/năm, nhưng hàng năm chỉ tuyển được khoảng 100-120 SV; riêng hai năm qua chỉ tuyển được 80 SV mỗi năm. Sở dĩ có tình trạng này là do nhiều người chưa có thông tin đầy đủ, chính xác về các ngành học này. “Một số SV trúng tuyển vào trường cho chúng tôi biết, họ rất mơ hồ về ngành học và chỉ hiểu đơn giản học ngành in là học photocopy, chứ không biết đây là ngành học mang tính tổng hợp từ các ngành hóa học, mỹ thuật và các ngành công nghệ khác. Giảng viên của khoa không chỉ là những chuyên gia về in mà còn có cả những họa sĩ tạo mẫu. SV sẽ được đào tạo các công nghệ về in lụa, in offset, in ống đồng, in flexo, nói nôm na là in trên tất cả các loại vật liệu. Ngành kỹ thuật in có ba chuyên ngành là chế bản, in và thành phẩm, hai chuyên ngành chế bản và thành phẩm đặc biệt phù hợp với nữ” - ThS Giang cho biết.
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM từ lâu là địa chỉ duy nhất đào tạo ngành kỹ thuật in (gần đây phía Bắc có ĐH Bách khoa Hà Nội). Sự ra đời của ngành này (năm 1997) cũng là để giải quyết những bức xúc của các nhà máy in lớn như Liksin, Trần Phú, Quân Đội… thời đó, nên từ lâu trường có mối quan hệ tốt với nhiều cơ sở in và có nhiều thuận lợi gửi SV đi thực tập. Gần đây nhà trường cũng đã đầu tư những trang thiết bị hiện đại cho ngành đào tạo này làm cho việc học và hành của SV càng thêm thuận lợi, SV tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào công việc.
Nhiệt - điện lạnh: đảm bảo không thất nghiệp
Tương tự ngành kỹ thuật in, kỹ thuật nhiệt - điện lạnh cũng là ngành mà thị trường lao động đang rất cần. ThS Hoàng An Quốc - Phó khoa Kỹ thuật nhiệt - điện lạnh Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật cho biết: SV ngành này sẽ được học thiết kế và chế tạo các hệ thống lạnh, điều hòa không khí, sấy, lò hơi cho các ngành công nghiệp, vận hành hệ thống nhà máy nhiệt điện, đặc biệt sẽ được học chuyên sâu về công nghệ nhiệt, công nghệ lạnh và điều hòa không khí. “Cơ hội việc làm là rất lớn và càng lớn khi các ngành công nghiệp của đất nước đang phát triển như nhiệt điện, điện lạnh, xây dựng, chế biến xuất nhập khẩu thủy hải sản. Không kể các công ty chuyên về nhiệt và điện lạnh lớn thì trên mỗi tòa cao ốc, giàn khoan, trên các con tàu… đều cần kỹ sư điện và nhiệt lạnh. SV đang học năm thứ 4, trong quá trình thực tập đã được các công ty nhận vào làm việc. Chúng tôi đảm bảo không có một SV nào tốt nghiệp mà bị thất nghiệp!” - ThS Quốc cho biết.
Nhung nganh de kiem viec nhung bi quen
Sinh viên ngành nhiệt - điện lạnh Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật bên “sản phẩm” của
mình. Thiết bị này có thể sấy khô một số loại rau quả nhưng vẫn giữ được
mùi và màu - Ảnh: M.Nhật
Kỹ sư Nguyễn Bảo Trung - Giám đốc Công ty cổ phần năng lượng và kỹ thuật lạnh Nam Việt, cựu SV Khoa Kỹ thuật nhiệt và điện lạnh Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - cũng cho biết thêm: cơ hội việc làm cho kỹ sư nhiệt và điện lạnh hiện rất rộng mở. Lương khởi điểm cho kỹ sư mới ra trường hiện từ 4,5 triệu đồng/tháng trở lên.
Điều khiển tàu biển: lương "ngàn đô"!
Ở Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM (tiền thân là cơ sở 2 Trường ĐH Hàng hải) cũng có nhiều ngành học “ế đầu vào”, nhưng ít thu hút thí sinh nhất (điểm chuẩn năm 2010 là 13 điểm) là ngành điều khiển tàu biển. Tại sao một ngành học rất “hot” trước năm 1985 bây giờ lại rơi vào “thoái trào”? Thuyền trưởng Lê Văn Ty - Trưởng khoa Điều khiển tàu biển, lý giải: “Có lẽ nhiều người nghĩ nghề đi biển nguy hiểm nên không muốn cho con theo học, nhất là hiện nay mỗi gia đình chỉ có một-hai con”. Song, sự thú vị của nghề này, theo thuyền trưởng Ty thì không có nghề nào bằng. Đó là được đi và tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, được làm việc trong một môi trường trong sạch, thoáng đãng…
Mức lương của ngành này hiện khá cao. Thuyền trưởng người Việt Nam có mức lương trung bình là 7.000USD/tháng. Các sĩ quan trên tàu cũng được trả từ 40-60 triệu đồng/tháng. Sau khi tốt nghiệp từ 5-6 năm, SV có thể trở thành thuyền trưởng với lộ trình như sau: sau một năm đi biển trở về sẽ thi sĩ quan vận hành, đi biển thêm hai năm sẽ thi sĩ quan quản lý. Sau đó một thời gian, tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng sẽ được xét làm thuyền trưởng. Các yếu tố quan trọng để trở thành thuyền trưởng là: giỏi tiếng Anh, làm việc mẫn cán và sức khỏe tốt. Thuyền trưởng Ty khuyên: những thí sinh có học lực khá, thích được ngao du, hãy mạnh dạn thi vào ngành học này.
Ngoài ra, trong kỳ tuyển sinh 2011 sắp tới, lần đầu tiên ngành học này tuyển nữ. Trên thế giới, nữ giới làm thuyền trưởng các con tàu lớn hoặc làm cảnh sát biển là rất bình thường. Tuy nhiên, học ngành này còn có rất nhiều công việc trên đất liền như các hoạt động hoa tiêu, cảng vụ, đăng kiểm, giám định hàng hải, bảo hiểm hàng hải, hải quan…
Công nghệ sau thu hoạch: không bao giờ thiếu việc
Một ngành học khác có vẻ không hấp dẫn lắm về tên gọi nhưng cơ hội việc làm cũng lớn là ngành công nghệ sau thu hoạch (hiện có hai đơn vị đào tạo là ĐH Hùng Vương TP.HCM và ĐH Đà Lạt). ThS Nguyễn Thị Mai Bình - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Hùng Vương trăn trở: “Tình hình tuyển sinh của ngành này trong hai năm qua là rất khó khăn. Năm 2008 trường tuyển được 100 SV, nhưng đến năm 2009 chỉ tuyển được 17 SV,  năm 2010 tuyển được 18 SV dù điểm tuyển chỉ bằng điểm sàn (13 điểm)”.
Tiến sĩ Lê Văn Thọ - Trưởng khoa Công nghệ sau thu hoạch, Trường ĐH Hùng Vương phân tích: “Có ba khâu quan trọng sau thu hoạch nông sản thực phẩm là kiểm tra giám định, bảo quản và chế biến. Hiện các kỹ thuật, công nghệ về các lĩnh vực này ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy mà tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch rất cao: lúa gạo hao hụt 15 - 20%, rau củ quả hao hụt 18 - 20%. Kỹ sư ngành công nghệ sau thu hoạch sẽ giúp bà con nông dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành hàng này giảm bớt tỷ lệ thất thoát".
Về cơ hội việc làm của SV ngành công nghệ sau thu hoạch, ông Thọ nói: “Không bao giờ thiếu việc. Trường đã có ba khóa tốt nghiệp, tất cả đều có việc làm. Không kể các tỉnh xa, chỉ riêng TP.HCM và những tỉnh lân cận hiện đã có hàng ngàn xí nghiệp bảo quản - chế biến và xuất khẩu nông sản thực phẩm, đơn vị nào cũng cần cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm, cán bộ làm công tác bảo quản và chế biến nhằm đa dạng và nâng cao giá trị sản phẩm”. Bạn Tăng Vĩ Quyền - một kỹ sư vừa tốt nghiệp ngành này, đang làm cán bộ giám sát sản xuất tại Công ty CP Long Sơn (chuyên chế biến xuất khẩu hạt điều), cho hay: khóa của bạn tốt nghiệp tháng 9/2010, đến nay hầu hết đã có việc làm. Một vài bạn chưa đi làm là vì còn có những dự tính khác.
Việt Báo (Theo PNO)

ĐH Đà Nẵng: Công bố chỉ tiêu theo ngành



Theo tin từ Ban Đào tạo – ĐH Đà Nẵng, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2011 giảm 3% so với chỉ tiêu dự kiến. Cụ thể, chỉ tiêu (CT) theo ngành của các trường thành viên vào ĐH Đà Nẵng như sau:
Trường ĐH Bách khoa tuyển 3.250 CT các ngành đào tạo bậc ĐH thi khối A và V gồm:
Cơ khí chế tạo chỉ tiêu 240; Điện kỹ thuật 300; Điện tử-Viễn thông 240; Xây dựng dân dụng và công nghiệp 240; Xây dựng công trình thủy 120; Xây dựng Cầu đường 240; Công nghệ Nhiệt-Điện lạnh 60; Cơ khí động lực (Ô tô và máy động lực công trình, Động cơ đốt trong, Cơ khí tàu thuyền) 150; Công nghệ thông tin 240; Sư phạm Kỹ thuật Điện Điện tử 60; Cơ-Điện tử 120; Công nghệ Môi trường 50; Kiến trúc 60; Vật liệu và cấu kiện xây dựng 60; Tin học xây dựng 60; Kỹ thuật tàu thủy 60; Kỹ thuật năng lượng và Môi trường 60; Quản lý môi trường 50; Quản lý công nghiệp 60; Công nghệ hóa thực phẩm 100; Công nghệ hóa dầu và khí 60; Công nghệ vật liệu (silicat, polyme) 120; Công nghệ sinh học 60; Kinh tế Xây dựng và Quản lí dự án 120. Các chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế gồm: Sản xuất tự động; Tin học công nghiệp; Hệ thống số; Hệ thống nhúng (tự động hóa); Công nghệ thông tin Việt-Úc: 320.
Một giờ học theo phương pháp làm việc nhóm tại Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum
Một giờ học theo phương pháp làm việc nhóm tại Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum
Trường ĐH Ngoại ngữ tuyển 1.350 CT bậc ĐH gồm các ngành:
Sư phạm tiếng Anh 70; Sư phạm tiếng Anh bậc Tiểu học 70; Sư phạm tiếng Pháp 35; Sư phạm tiếng Trung 35; Cử nhân tiếng Anh 420; Cử nhân tiếng Anh Thương mại 170; Cử nhân tiếng Nga 35; Cử nhân tiếng Pháp 35; Cử nhân tiếng Pháp du lịch 35; Cử nhân tiếng Trung 80; Cử nhân tiếng Trung thương mại 35; Cử nhân tiếng Nhật 100; Cử nhân tiếng Hàn Quốc 70; Cử nhân tiếng Thái Lan 35; Cử nhân Quốc tế học 125.
Trường ĐH Kinh tế tuyển 2.060 CT bậc ĐH thi khối A, D1,2,3,4 gồm các ngành:
Kế toán 240; Quản trị kinh doanh tổng quát 200; Quản trị Kinh doanh du lịch và dịch vụ 150; Quản trị kinh doanh thương mại 110; Ngoại thương 140; Marketing 110; Kinh tế phát triển 100, Kinh tế lao động 50, Kinh tế và quản lí công 50, Kinh tế chính trị 50; Thống kê Tin học 50; Ngân hàng 200; Tài chính doanh nghiệp 140; Tin học quản lí 60; Quản trị tài chính 110, QT nguồn nhân lực 90; Kiểm toán 90; Luật 60; CN Luật kinh doanh 60.
Trường ĐH Sư phạm tuyển 1.550 CT bậc ĐH gồm:
Sư phạm Toán học 50; Sư phạm Vật lý 50; CN Toán- Tin 100, CN Công nghệ thông tin 150, SP Tin 50, CN Vật lý 50, SP Hóa 50, CN Hoá học (chuyên ngành phân tích - môi trường) 50; CN Hóa học (chuyên ngành hóa dược) 50; CN Khoa học môi trường (chuyên ngành Quản lí môi trường) 50; Sư phạm Sinh học 50; CN Sinh Môi trường 50, SP Giáo dục chính trị 50; Sư phạm Ngữ văn 50; Sư phạm Lịch sử 50; Sư phạm Địa lý 50; CN Văn học 150; CN Tâm lý học 50; CN Địa lý (chuyên ngành Địa lý môi trường) 50; Việt Nam học (Văn hoá du lịch) 50; Văn hoá học 50; CN Báo chí 50; SP Giáo dục Tiểu học 100, SP Giáo dục mầm non 100.
Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum tuyển 290 chỉ tiêu bậc ĐH:
Xây dựng cầu đường 55; Kinh tế xây dựng và Quản lí dự án 60; Kế toán 60; Quản trị kinh doanh 55; Tài chính Ngân hàng 60. Tuyển 200 chỉ tiêu bậc CĐ gồm các ngành đào tạo: Xây dựng dân dụng 50, Kế toán 50, Quản trị kinh doanh thương mại 50.
Trường CĐ Công nghệ tuyển 1.470 CT bậc CĐ gồm:
Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí chế tạo 120; Công nghệ Kỹ thuật Điện 180; Công nghệ Kỹ thuật ô-tô (ô-tô và máy động lực công trình, Động cơ đốt trong, Cơ khí tàu thuyền) 120; Công nghệ thông tin 120; CN Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông 120; Công nghệ Kỹ thuật Công trình xây dựng 120; Công nghệ Kỹ thuật Công trình giao thông 95; Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt-Điện lạnh 60; Công nghệ Kỹ thuật hóa học 60; Công nghệ Kỹ thuật Môi trường 95; Công nghệ Kỹ thuật Công trình thủy 60; Công nghệ Kỹ thuật Cơ-Điện tử 100; Công nghệ Kỹ thuật thực phẩm 60; Xây dựng hạ tầng đô thị 80; Kiến trúc Công trình 80.
Trường CĐ Công nghệ Thông tin tuyển 580 chỉ tiêu bậc CĐ gồm các ngành đào tạo: Công nghệ thông tin 200; Công nghệ phần mềm 60; Công nghệ Mạng và truyền thông 90; Kế toán-Tin học 230.
Việt Báo (Theo GD&TĐ)

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011



Thứ năm, 17/03/2011 19:10

Trời mưa. em ghét cái thời tiết này. Chỉ muốn ngồi lì trong phòng ôm cái máy tính. Hay cuộn thật chặt trong chăn mà chẳng phải lo lắng đến việc đi học hay nấu cơm.
1 ngày buồn. e ghét mưa. Chiều nay đi học. Đã muộn lại còn gặp mưa. Trời tối sầm. Nhìn thấy sợ. Kéo cái mũ của áo khoác, e chạy vội đến trường làm bài kiểm tra. tới lớp. Quần áo ẩm ướt. Khó chịu thật
A có biết e ghét mưa k nhỉ???
Lâu rồi. Từ lúc xa anh. E cũng không hay  vào blog. Mọi cảm xúc dường như nguội lạnh.
Mấy hum nay e hay tâm trạng a ạh. Tự dưng buồn, ngồi thừ 1 chỗ. Dễ cáu gắt hay to tiếng.
Không hiểu sao em thấy mệt mỏi.
Có nhìu chuyện linh tinh xảy ra quá. Mà chẳng thể nói hết ra đc. tự dưng e nhớ anh kinh khủng. Cầm cái điện thoại xoa số a ra khỏi danh bạ. Vậy là e sẽ k làm phiền a nữa. . E chẳng nhớ số ai. Ngoại trừ số nhà và số con bạn thân hay nói chuyện. Bấm nhiều thành quen chứ không chắc e cũng chẳng nhớ. và em không biết có thể quên số của anh hk nữa.
Không hiểu sao những khoảng trống trong em càng ngày càng nhiều. E thấy nhớ bạn bè và gia đình mình. Rồi em lại chìm ngập trong cảm xúc đó. Khóc cũng không đc mà cười thì lại chẳng ra sao.
Không có anh không có ai làm em vui những khi em thấy buồn. có lẽ vì vậy mà em yêu anh àh không vì vậy mà em thích anh.
Em chẳng bao giờ hiểu được anh yêu em nhiều như thế nào, quan tâm em nhiều như thế nào.
Mà vì chính điều đấy nên em quyết định xa anh. Em hk mún mình mãi mãi là con ngốc như z
E trở lại với cuộc sống độc thân. Làm cho chính bản thân mình bận rộn. Cuối tuần luôn tràn ngập dự định với bạn bè.
Nhìu lúc tự thấy trong mình hụt hẫng. Chẳng còn ai để em chia sẻ niềm vui. Không còn ai bắt  đầu câu chuyện bằng câu hỏi " Hôm nay em đi học không?". Em mỉm cười vì biết hk có ai hiểu mình
Dần dần. Em biến mình thành 1 con ốc. Nhốt mình trong đó. Tự vui tự buồn với chính bản thân


Thứ bảy, 16/10/2010 13:13
Nếu kí c là mt bc tranh, em s tô đen tt cđể không nhìn thy hình dáng ca anh trong đó.
... Nhưng thđáng tiếc khi mà nhng kí c v anh trong em lđượcđựng trong chiếc bình pha lê quá đẹp. Vì thế mà em không đủ tàn nhnđể xóa b tt cbng cách đập tan chiếc bình y.
Dù em đã c gng quên đi tt c... nhưng đêm đêm, kí c v anh vn vây ly em, chp chn trong c lúc mơ, lúc tnh. Vy thì... em biết xóa b tt c nhng kí y bng cách nào đây? Em không biết... vì chiếc bình pha lê đã được em giu kĩ mt góc trong tâm hn mình.
Nhiđêm thc gic, em munđập tan đi tt c... nhưng ri em li s! Em để lòng mình nh v anh như mt thói quen và tp cho mình mt thói quen khác l: "Nhđể mà quên".
Có nhng đêm em nh anh đến tht lòng... nước mt em đã khô cn nên nđau c xc thng vào tim, đau nhói. Ri em cũng đã quen... không phi quen vi vic quên anh, mà quen vi nđau gm nhm trái tim em tng đêm...
Em đang cố gắng tìm cho mình một con đường khác, một cánh cửa khác và một người đàn ông khác..
Có nhng ngườđi qua cuđời em. Dng li. Ri li dang tay rađón ly em, sănđón em, chđợi em... nhưng trái tim em không biết tlúc nào đã mt hết cm giác, giđây, nó c trơ lì, chai sn, không mt chút rung động trước ngườđàn ông khác. Phi chăng em mt hết cm giác t khi em mt anh chăng?
Có ngườđã hi em: "Làm thế nào để anh có được trái tim em đây?". Em cười bun. Im lng. Em biết cánh ca duy nht vào tim em đã banh khóa cht ri. Mt năm, hai năm hay thi gian nhiu hơn thếna... liu hình bóng anh có m nht trong trái tim em? Em kit sc, mt phương hướng... và em không th tìm được câu tr li na ri.
Em biết cánh ca duy nhđể vào tim em đã b hình bóng anh khóa cht. Em đang c gng tìm cho mình mt con đường khác, mt cánh ca khác và mt ngườđàn ông khác...
Có l thế! Ngườy sbước vào tim em, yêu em như anh đã tng yêu em vy! Nhưng còn em, em s làm sao đây nếu trái tim mình vnđập mt nhp khác, vn hướng v mt hình bóng nào khác? Vì dù có trái tim khác, chn mt cánh ca khác, để người khác bước vào cuc sng ca em thì anh vn tn ti trong em như mt vùng kí đượđựng trong chiếc bình pha lê xinh đẹp.