Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Love You And Love Me

Một bức thư vô cùng linh nghiệm. Bạn hãy xem xong rồi forword đi cho những
người bạn của bn, bạn sẽ hạnh phúc cả mấy kiếp
người! Đừng bao giờ từ bỏ những người bạn bạn đã yêu
thương!
Hãy gửiu chuyện này tới mỗi người bạn bạn đã
từng tiếp xúc trong cuộc đời này, trong 96 tiếng
đồng hồ bạn nhất định phải gửi đi nhé! Ở Nhật xảy ra một câu chuyện có thực 100% như
thế này: Có một người vì muốn sửa lại nhà nên dỡ
tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường
đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng, nhưng
thực chất bên trong để rỗng.
Khi anh ta dỡ tường ra, phát hiện có một chú thạch sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào
o tường bởi một chiếc đinh được đóng từ
goài
vào trong. Anh này thấy tình cảnh đó vừa n thấy
thương thạch sùng vừa thấy tò mò, anh ta chăm
chú quan sát chiếc đinh, trời ạ! đây là chiếc đinh
được đóng khi xây nhà 10 năm trước. Rút cục là có chuyện gì thế này nhỉ? Chú thạch
sùng này đã mặc kẹt trên tường mà vẫn sống
được trọn 10 năm! Sống được 10 năm trong bức
tường tối, thật không đơn giản chút nào. Có gì đó

bất thường thì phải? Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi,
đuôi nó bị đóng chặt, không th dịch được, thế nó đã sống được nhờ vào điều gì mười năm qua?
Anh ta quyết định chưa sửa công trình của mình
vội, muốn quan sát xem chú thạch sùng này đã ăn
gì? Anh muốn nghiên cứu tìm hiểu xem sao.
Một lát sau, không biết từ đầu bò ra một chú thạch
sùng khác, miệng nó ngoặm miếng thức ăn… ồ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ? Vì một
bạn thạch sùng bị đinh đóng vào đuôi không thể đi
lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm
thức ăn mớm cho bạn trong suốt mười năm qua.
Tôi nghe xong thấy xúc động vô cùng và thực sự
cũng không nghĩ thêm về mối quan hệ của chúng nữa. Các bạn ạ, cùng với sự phổ cập của máy tính trong
xã hội con người, tốc độ những thông tin mà
chúng ta có được từ người thân, bạn hữu, đồng
nghiệp, … ngày một nhanh hơn, nhưng khoảng
cách giữa con người với con người chúng ta với
nhau phải chăng cũng ngày một gần nhau hơn ? … Cho nên đừng bao giờ từ bỏ những người mà
chúng ta yêu thương nhé!
Hãy gửi câu chuyện này tới mỗi người bạn bạn đã
từng tiếp xúc trong cuộc đời này, nhất định phải
gửi trong vòng 96 tiếng đồng hồ đấy nhé! Cách làm này khởi nguồn từ nước Anh, nó đã từng
làm cho trái đất này
đảo lộn cả chục lần, bây giờ vận may đang đến với
bạn, nếu như bạn làm theo đúng yêu cầu, trong
bốn ngày bạn sẽ gặp may mắn, không phải là
chuyện đùa đâu nhé, bạn nhất định sẽ gặp may mắn đấy, bạn không cần phải gửi tiền, bởi vì vận
mệnh là vô giá!
Bạn đừng giữ lại thông tin này, nhất định phải gửi
đi trong vòng 96 tiếng
đồng hồ.
Bạn hãy copy thành 20 bức và gửi đi, hãy chú ý xem trong vòng 4 ngày sẽ có chuyện gì xảy ra với
bạn?
Bức thư này là do giáo chủ khu đạo DE của Nam Phi
(Anthony) viết và do
Vinilon gửi đi. Vì bức thư này cần được copy lưu
chuyển khắp hành tinh cho nên bạn nhất định phải copy gửi cho bạn bè mình, ít hôm sau sẽ xảy ra
chuyện làm bạn vô cùng kinh ngạc đó, có thể bạn
không mê tín, nhưng đây là chuyện có thật 100%.
Hãy chú ý sự thực dưới đây!!!
Một người Philippin sau khi nhận được bức thư
như thế này, anh ta đã không gửi nó đi, anh bị mất đi người vợ của mình, sau đó anh đã làm theo, và
trước khi vợ chết anh ta kiếm được 7.775 vạn
bảng Anh.
Năm 1987, Kostan. Ousi sau khi nhận được bức thư
này, anh nhờ thư ký copy ra 20 bản và gửi đi, vài
hôm sau anh này trúng xổ số 2.000.000 bảng Anh. Một người trẻ tuổi nước Anh (约卷相), nhận được bức
thư này nhưng anh ta quên mất là phải gửi nó đi
trong vòng 96 tiếng, và anh đã bị mất việc, sau đó
anh tìm lại bức thư, lập tức gửi đi 20 bản copy, ba
ngày sau anh được nhận chức vụ cao cấp trong
chính phủ, sau này anh trở thành nhân vật số một ở Anh.
Năm 1987 một phụ nữ Califorlia nhận được bức
thư này, mặc dù bà đã
quyết định gõ lại và gửi đi nhưng sau đó bà đã
không làm như thế, sau đó bà
gặp phải vô vàn những chuyện phức tạp, ví như phải trả rất nhiều tiền vào
việc sửa xe, và bà đã in lại bức thư và gửi đi, ngay
sau đó bà có được chiếc
xe mới.
Hãy nhớ bạn không cần gửi tiền! và đừng không
thèm để ý gì tới bức thư này! Đây là một bức thư tình yêu chuyền tay,
trong bốn ngày bạn nhất định
phải chuyển cho 20 người đấy nhé.
Sau 15 ngày, bạn sẽ gặp vận may! Từ năm 1877
tới nay chưa bao giờ sai

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Những ngành dễ kiếm việc nhưng bị “quên”



Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học (ĐH) hiện nay, có nhiều ngành học ít được thí sinh quan tâm. Các trường ĐH đã cố gắng đi tìm nguyên nhân nhưng mọi lý giải đều chỉ là phỏng đoán. Thực tế, vì ít người dự thi nên thi vào những ngành này rất dễ đậu và ra trường cũng dễ tìm được việc làm. 
Kỹ thuật in: không phải là "phô tô"!
ThS Nguyễn Anh Đức - Trưởng phòng Công tác HS-SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đưa ra hàng loạt kết quả khảo sát về tình hình việc làm sau tốt nghiệp của SV do trường đào tạo, qua đó cho thấy: những ngành học “ế đầu vào” đang có cơ hội việc làm rất lớn. Theo kết quả khảo sát từ tháng 7/2008 đến tháng 8/2010, tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm dao động và tăng dần từ 71,18% đến 81,28%. Riêng đợt khảo sát vào đầu năm 2009 cho biết, SV tốt nghiệp có việc làm của ngành kỹ thuật in lên đến 89% và ngành kỹ thuật nhiệt - điện lạnh là 82%. Mức lương của kỹ sư mới ra trường đã đạt 4-5 triệu đồng/tháng. Thế nhưng đầu vào của hai ngành này rất “bèo bọt”, thậm chí số đăng ký dự thi thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn thấp (kỹ thuật in: 14 điểm, kỹ thuật nhiệt - điện lạnh: 13 điểm).
Theo ThS Nguyễn Long Giang - Phó trưởng khoa Kỹ thuật in và truyền thông trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, khả năng đào tạo của khoa là từ 160-200 chỉ tiêu/năm, nhưng hàng năm chỉ tuyển được khoảng 100-120 SV; riêng hai năm qua chỉ tuyển được 80 SV mỗi năm. Sở dĩ có tình trạng này là do nhiều người chưa có thông tin đầy đủ, chính xác về các ngành học này. “Một số SV trúng tuyển vào trường cho chúng tôi biết, họ rất mơ hồ về ngành học và chỉ hiểu đơn giản học ngành in là học photocopy, chứ không biết đây là ngành học mang tính tổng hợp từ các ngành hóa học, mỹ thuật và các ngành công nghệ khác. Giảng viên của khoa không chỉ là những chuyên gia về in mà còn có cả những họa sĩ tạo mẫu. SV sẽ được đào tạo các công nghệ về in lụa, in offset, in ống đồng, in flexo, nói nôm na là in trên tất cả các loại vật liệu. Ngành kỹ thuật in có ba chuyên ngành là chế bản, in và thành phẩm, hai chuyên ngành chế bản và thành phẩm đặc biệt phù hợp với nữ” - ThS Giang cho biết.
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM từ lâu là địa chỉ duy nhất đào tạo ngành kỹ thuật in (gần đây phía Bắc có ĐH Bách khoa Hà Nội). Sự ra đời của ngành này (năm 1997) cũng là để giải quyết những bức xúc của các nhà máy in lớn như Liksin, Trần Phú, Quân Đội… thời đó, nên từ lâu trường có mối quan hệ tốt với nhiều cơ sở in và có nhiều thuận lợi gửi SV đi thực tập. Gần đây nhà trường cũng đã đầu tư những trang thiết bị hiện đại cho ngành đào tạo này làm cho việc học và hành của SV càng thêm thuận lợi, SV tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào công việc.
Nhiệt - điện lạnh: đảm bảo không thất nghiệp
Tương tự ngành kỹ thuật in, kỹ thuật nhiệt - điện lạnh cũng là ngành mà thị trường lao động đang rất cần. ThS Hoàng An Quốc - Phó khoa Kỹ thuật nhiệt - điện lạnh Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật cho biết: SV ngành này sẽ được học thiết kế và chế tạo các hệ thống lạnh, điều hòa không khí, sấy, lò hơi cho các ngành công nghiệp, vận hành hệ thống nhà máy nhiệt điện, đặc biệt sẽ được học chuyên sâu về công nghệ nhiệt, công nghệ lạnh và điều hòa không khí. “Cơ hội việc làm là rất lớn và càng lớn khi các ngành công nghiệp của đất nước đang phát triển như nhiệt điện, điện lạnh, xây dựng, chế biến xuất nhập khẩu thủy hải sản. Không kể các công ty chuyên về nhiệt và điện lạnh lớn thì trên mỗi tòa cao ốc, giàn khoan, trên các con tàu… đều cần kỹ sư điện và nhiệt lạnh. SV đang học năm thứ 4, trong quá trình thực tập đã được các công ty nhận vào làm việc. Chúng tôi đảm bảo không có một SV nào tốt nghiệp mà bị thất nghiệp!” - ThS Quốc cho biết.
Nhung nganh de kiem viec nhung bi quen
Sinh viên ngành nhiệt - điện lạnh Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật bên “sản phẩm” của
mình. Thiết bị này có thể sấy khô một số loại rau quả nhưng vẫn giữ được
mùi và màu - Ảnh: M.Nhật
Kỹ sư Nguyễn Bảo Trung - Giám đốc Công ty cổ phần năng lượng và kỹ thuật lạnh Nam Việt, cựu SV Khoa Kỹ thuật nhiệt và điện lạnh Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - cũng cho biết thêm: cơ hội việc làm cho kỹ sư nhiệt và điện lạnh hiện rất rộng mở. Lương khởi điểm cho kỹ sư mới ra trường hiện từ 4,5 triệu đồng/tháng trở lên.
Điều khiển tàu biển: lương "ngàn đô"!
Ở Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM (tiền thân là cơ sở 2 Trường ĐH Hàng hải) cũng có nhiều ngành học “ế đầu vào”, nhưng ít thu hút thí sinh nhất (điểm chuẩn năm 2010 là 13 điểm) là ngành điều khiển tàu biển. Tại sao một ngành học rất “hot” trước năm 1985 bây giờ lại rơi vào “thoái trào”? Thuyền trưởng Lê Văn Ty - Trưởng khoa Điều khiển tàu biển, lý giải: “Có lẽ nhiều người nghĩ nghề đi biển nguy hiểm nên không muốn cho con theo học, nhất là hiện nay mỗi gia đình chỉ có một-hai con”. Song, sự thú vị của nghề này, theo thuyền trưởng Ty thì không có nghề nào bằng. Đó là được đi và tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, được làm việc trong một môi trường trong sạch, thoáng đãng…
Mức lương của ngành này hiện khá cao. Thuyền trưởng người Việt Nam có mức lương trung bình là 7.000USD/tháng. Các sĩ quan trên tàu cũng được trả từ 40-60 triệu đồng/tháng. Sau khi tốt nghiệp từ 5-6 năm, SV có thể trở thành thuyền trưởng với lộ trình như sau: sau một năm đi biển trở về sẽ thi sĩ quan vận hành, đi biển thêm hai năm sẽ thi sĩ quan quản lý. Sau đó một thời gian, tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng sẽ được xét làm thuyền trưởng. Các yếu tố quan trọng để trở thành thuyền trưởng là: giỏi tiếng Anh, làm việc mẫn cán và sức khỏe tốt. Thuyền trưởng Ty khuyên: những thí sinh có học lực khá, thích được ngao du, hãy mạnh dạn thi vào ngành học này.
Ngoài ra, trong kỳ tuyển sinh 2011 sắp tới, lần đầu tiên ngành học này tuyển nữ. Trên thế giới, nữ giới làm thuyền trưởng các con tàu lớn hoặc làm cảnh sát biển là rất bình thường. Tuy nhiên, học ngành này còn có rất nhiều công việc trên đất liền như các hoạt động hoa tiêu, cảng vụ, đăng kiểm, giám định hàng hải, bảo hiểm hàng hải, hải quan…
Công nghệ sau thu hoạch: không bao giờ thiếu việc
Một ngành học khác có vẻ không hấp dẫn lắm về tên gọi nhưng cơ hội việc làm cũng lớn là ngành công nghệ sau thu hoạch (hiện có hai đơn vị đào tạo là ĐH Hùng Vương TP.HCM và ĐH Đà Lạt). ThS Nguyễn Thị Mai Bình - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Hùng Vương trăn trở: “Tình hình tuyển sinh của ngành này trong hai năm qua là rất khó khăn. Năm 2008 trường tuyển được 100 SV, nhưng đến năm 2009 chỉ tuyển được 17 SV,  năm 2010 tuyển được 18 SV dù điểm tuyển chỉ bằng điểm sàn (13 điểm)”.
Tiến sĩ Lê Văn Thọ - Trưởng khoa Công nghệ sau thu hoạch, Trường ĐH Hùng Vương phân tích: “Có ba khâu quan trọng sau thu hoạch nông sản thực phẩm là kiểm tra giám định, bảo quản và chế biến. Hiện các kỹ thuật, công nghệ về các lĩnh vực này ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy mà tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch rất cao: lúa gạo hao hụt 15 - 20%, rau củ quả hao hụt 18 - 20%. Kỹ sư ngành công nghệ sau thu hoạch sẽ giúp bà con nông dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành hàng này giảm bớt tỷ lệ thất thoát".
Về cơ hội việc làm của SV ngành công nghệ sau thu hoạch, ông Thọ nói: “Không bao giờ thiếu việc. Trường đã có ba khóa tốt nghiệp, tất cả đều có việc làm. Không kể các tỉnh xa, chỉ riêng TP.HCM và những tỉnh lân cận hiện đã có hàng ngàn xí nghiệp bảo quản - chế biến và xuất khẩu nông sản thực phẩm, đơn vị nào cũng cần cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm, cán bộ làm công tác bảo quản và chế biến nhằm đa dạng và nâng cao giá trị sản phẩm”. Bạn Tăng Vĩ Quyền - một kỹ sư vừa tốt nghiệp ngành này, đang làm cán bộ giám sát sản xuất tại Công ty CP Long Sơn (chuyên chế biến xuất khẩu hạt điều), cho hay: khóa của bạn tốt nghiệp tháng 9/2010, đến nay hầu hết đã có việc làm. Một vài bạn chưa đi làm là vì còn có những dự tính khác.
Việt Báo (Theo PNO)

ĐH Đà Nẵng: Công bố chỉ tiêu theo ngành



Theo tin từ Ban Đào tạo – ĐH Đà Nẵng, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2011 giảm 3% so với chỉ tiêu dự kiến. Cụ thể, chỉ tiêu (CT) theo ngành của các trường thành viên vào ĐH Đà Nẵng như sau:
Trường ĐH Bách khoa tuyển 3.250 CT các ngành đào tạo bậc ĐH thi khối A và V gồm:
Cơ khí chế tạo chỉ tiêu 240; Điện kỹ thuật 300; Điện tử-Viễn thông 240; Xây dựng dân dụng và công nghiệp 240; Xây dựng công trình thủy 120; Xây dựng Cầu đường 240; Công nghệ Nhiệt-Điện lạnh 60; Cơ khí động lực (Ô tô và máy động lực công trình, Động cơ đốt trong, Cơ khí tàu thuyền) 150; Công nghệ thông tin 240; Sư phạm Kỹ thuật Điện Điện tử 60; Cơ-Điện tử 120; Công nghệ Môi trường 50; Kiến trúc 60; Vật liệu và cấu kiện xây dựng 60; Tin học xây dựng 60; Kỹ thuật tàu thủy 60; Kỹ thuật năng lượng và Môi trường 60; Quản lý môi trường 50; Quản lý công nghiệp 60; Công nghệ hóa thực phẩm 100; Công nghệ hóa dầu và khí 60; Công nghệ vật liệu (silicat, polyme) 120; Công nghệ sinh học 60; Kinh tế Xây dựng và Quản lí dự án 120. Các chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế gồm: Sản xuất tự động; Tin học công nghiệp; Hệ thống số; Hệ thống nhúng (tự động hóa); Công nghệ thông tin Việt-Úc: 320.
Một giờ học theo phương pháp làm việc nhóm tại Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum
Một giờ học theo phương pháp làm việc nhóm tại Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum
Trường ĐH Ngoại ngữ tuyển 1.350 CT bậc ĐH gồm các ngành:
Sư phạm tiếng Anh 70; Sư phạm tiếng Anh bậc Tiểu học 70; Sư phạm tiếng Pháp 35; Sư phạm tiếng Trung 35; Cử nhân tiếng Anh 420; Cử nhân tiếng Anh Thương mại 170; Cử nhân tiếng Nga 35; Cử nhân tiếng Pháp 35; Cử nhân tiếng Pháp du lịch 35; Cử nhân tiếng Trung 80; Cử nhân tiếng Trung thương mại 35; Cử nhân tiếng Nhật 100; Cử nhân tiếng Hàn Quốc 70; Cử nhân tiếng Thái Lan 35; Cử nhân Quốc tế học 125.
Trường ĐH Kinh tế tuyển 2.060 CT bậc ĐH thi khối A, D1,2,3,4 gồm các ngành:
Kế toán 240; Quản trị kinh doanh tổng quát 200; Quản trị Kinh doanh du lịch và dịch vụ 150; Quản trị kinh doanh thương mại 110; Ngoại thương 140; Marketing 110; Kinh tế phát triển 100, Kinh tế lao động 50, Kinh tế và quản lí công 50, Kinh tế chính trị 50; Thống kê Tin học 50; Ngân hàng 200; Tài chính doanh nghiệp 140; Tin học quản lí 60; Quản trị tài chính 110, QT nguồn nhân lực 90; Kiểm toán 90; Luật 60; CN Luật kinh doanh 60.
Trường ĐH Sư phạm tuyển 1.550 CT bậc ĐH gồm:
Sư phạm Toán học 50; Sư phạm Vật lý 50; CN Toán- Tin 100, CN Công nghệ thông tin 150, SP Tin 50, CN Vật lý 50, SP Hóa 50, CN Hoá học (chuyên ngành phân tích - môi trường) 50; CN Hóa học (chuyên ngành hóa dược) 50; CN Khoa học môi trường (chuyên ngành Quản lí môi trường) 50; Sư phạm Sinh học 50; CN Sinh Môi trường 50, SP Giáo dục chính trị 50; Sư phạm Ngữ văn 50; Sư phạm Lịch sử 50; Sư phạm Địa lý 50; CN Văn học 150; CN Tâm lý học 50; CN Địa lý (chuyên ngành Địa lý môi trường) 50; Việt Nam học (Văn hoá du lịch) 50; Văn hoá học 50; CN Báo chí 50; SP Giáo dục Tiểu học 100, SP Giáo dục mầm non 100.
Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum tuyển 290 chỉ tiêu bậc ĐH:
Xây dựng cầu đường 55; Kinh tế xây dựng và Quản lí dự án 60; Kế toán 60; Quản trị kinh doanh 55; Tài chính Ngân hàng 60. Tuyển 200 chỉ tiêu bậc CĐ gồm các ngành đào tạo: Xây dựng dân dụng 50, Kế toán 50, Quản trị kinh doanh thương mại 50.
Trường CĐ Công nghệ tuyển 1.470 CT bậc CĐ gồm:
Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí chế tạo 120; Công nghệ Kỹ thuật Điện 180; Công nghệ Kỹ thuật ô-tô (ô-tô và máy động lực công trình, Động cơ đốt trong, Cơ khí tàu thuyền) 120; Công nghệ thông tin 120; CN Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông 120; Công nghệ Kỹ thuật Công trình xây dựng 120; Công nghệ Kỹ thuật Công trình giao thông 95; Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt-Điện lạnh 60; Công nghệ Kỹ thuật hóa học 60; Công nghệ Kỹ thuật Môi trường 95; Công nghệ Kỹ thuật Công trình thủy 60; Công nghệ Kỹ thuật Cơ-Điện tử 100; Công nghệ Kỹ thuật thực phẩm 60; Xây dựng hạ tầng đô thị 80; Kiến trúc Công trình 80.
Trường CĐ Công nghệ Thông tin tuyển 580 chỉ tiêu bậc CĐ gồm các ngành đào tạo: Công nghệ thông tin 200; Công nghệ phần mềm 60; Công nghệ Mạng và truyền thông 90; Kế toán-Tin học 230.
Việt Báo (Theo GD&TĐ)